Giấy vừa là sản phẩm vừa là vật liệu thông dụng để sản xuất nhiều hàng hóa khác nhau trong đời sống. Nhưng không ai phải cũng nắm rõ và biết được “Giấy làm từ gì” và có các loại giấy phổ biến nào. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra cho bạn lời giải đáp.
Bật mí “Giấy làm từ gì”
“Giấy làm từ gì” là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều, đặc biệt là từ các khách hàng muốn đặt sản xuất bao bì, chưa có kinh nghiệm và không làm trong lĩnh vực in ấn. Ban đầu, giấy được làm từ các vật liệu thuần tự nhiên từ các sợi có trong vỏ cây. Ngày nay, hệ thống máy móc phát triển cùng công nghệ hiện đại nên các đơn vị sản xuất còn sử dụng phương pháp tái chế để sản xuất giấy, thành phần từ bột gỗ tái chế.
Trong thành phần của giấy có đến 70% là bột gỗ và 30% còn lại là từ ccs chất khác như cao lanh, tinh bột, phấn… Dẫu vậy, không phải gỗ nào cũng có thể sản xuất ra giấy. Các loại cây để phục vụ cho ngành công nghiệp giấy là vân sam, cây sồi, cây bạch đàn, cây thông…- các cây sinh trưởng nhanh và thời gian thu hoạch ngắn.
Phân loại các loại giấy hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, thị trường hiện nay thì các đơn vị đã sản xuất nhiều loại giấy khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách để phân loại giấy.
- Theo thành phần: giấy nguyên sinh, giấy tái chế…
- Theo màu sắc: giấy nâu (giấy chưa tẩy trắng), giấy đã tẩy trắng và giấy màu.
- Giấy nâu: được hình thành từ các cuống cây thấm nước ướt trong nồi nấu trước khi mài thành bột.
- Giấy trắng: được sản xuất từ bột gỗ màu trắng (không chứa bột gỗ của vỏ cây) và để có màu trắng đẹp mắt như vậy, thì chúng cần trải qua công đoạn tẩy trắng.
- Theo công dụng: giấy không tráng dùng để viết, in ấn, giấy ăn, giấy vệ sinh; giấy kraft để làm bìa sổ, bồi thêm cho giấy carton, giấy dán tường, giấy cuốn thuốc lá, túi giấy…rất đa dạng.
Quy trình sản xuất giấy ra sao?
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên liệu cần chuẩn bị để sản xuất giấy và quy trình sản xuất.
Nguyên liệu sản xuất giấy
Sau khi gỗ được vận chuyển về nhà máy, xưởng sản xuất sẽ được tách riêng phần vỏ và phần lõi.
- Phần vỏ: được phơi khô, dùng làm chất đốt trong khâu sản xuất giấy cần nhiệt độ cao.
- Phần lõi: được cắt, nghiền nhỏ, tẩy trắng rồi trộn với nước, phụ gia tạo thành hỗn hợp làm giấy.
Quy trình làm giấy gồm các bước nào?
- Bước đầu tiên là phun trộn. Hỗn hợp này gồm có 95% nước và 5% là sợi giấy, phun hỗn hợp này qua một khe mỏng.
- Bước thứ hai là định hình. Lúc này, nước sẽ được bỏ ra khỏi hỗn hợp. Lúc này, sợi giấy đã kết tinh thành một màng giấy mỏng và ẩm.
- Bước thứ ba là ép giấy. Sau khi định hình, màng giấy được đưa vào khâu ép mỏng – ở công đoạn này, 50% lượng nước đã được loại bỏ.
- Bước thứ tư là sấy khô. Màng giấy tiếp tục đi qua một thanh nhiệt nóng để loại bỏ nước bên trong.
- Bước thứ năm là cán giấy. Trên bề mặt tờ giấy sẽ được cán một lớp bột mịn để tăng độ mịn và bền của giấy.
- Tiếp theo là bước tráng phủ. Lớp màu trắng được tráng lên giấy để tăng hiệu quả và chất lượng của mực in.
- Cuối cùng, giấy sẽ được cuộn hoặc cắt thành miếng tùy theo nhu cầu cung ứng ra thị trường.
Lưu ý: đây là quy trình chung, sẽ có thêm một vài công đoạn để gia tăng chất lượng giấy hoặc gia công theo yêu cầu của khách hàng.
Giới thiệu một số loại giấy phổ biến hiện nay
Hiện nay, ngoài giấy a4 trắng mịn để in ấn, viết thì còn nhiều loại giấy khác thích hợp để làm bao bì, túi giấy đựng đa dạng các sản phẩm, dễ dàng in ấn và tăng tính thẩm mỹ. Cùng chúng tôi điểm qua một số loại giấy này ngay thôi!
- Giấy kraft: tuy thô nhưng đanh và dẻo dai (định lượng giao động từ 50 – 135gsm, hoặc lớn hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng). Giấy có màu nâu vàng đặc trưng. Do không sử dụng chất tẩy trắng nên các sản phẩm làm từ chất liệu giấy này thân thiện với môi trường. Chất liệu này thích hợp để làm bìa sổ sách, hộp giấy đựng quà hay túi giấy đựng đồ ăn…
- Giấy ivory: là giấy có một mặt láng mịn và một mặt nhám và chúng có màu trắng hoặc trắng ngà. Giấy có định lượng lớn nên dày dặn, cứng cáp hơn (lên đến 350gsm). Ngoài ra, chất liệu giấy này dễ dàng in ấn, có màu trắng sáng nên khi kết hợp công nghệ in offset sẽ cho ra các sản phẩm đẹp mắt, chất lượng cao. Giấy thích hợp để in bao bì cao cấp, sang trọng trong lĩnh vực mỹ phẩm, quà tặng, thời trang…
- Giấy couche: so với các loại giấy khác thì giấy couche có bề mặt bóng mịn, sáng loáng, mềm mỏng. Chất liệu này dễ dàng áp dụng các công nghệ in khác nhau. Định lượng giấy đa dạng, dao động từ 90 – 300gsm. Do đó, chất liệu giấy thích hợp để in tem nhãn, in catalogue (ấn phẩm quảng cáo), tạp chí, in poster…
- Giấy bóng (Gloss): bề mặt bóng, màu sắc in ấn tươi sáng, phản sáng tốt và tăng hiệu ứng thị giác.
- Giấy mờ (Matt): bề mặt mịn, không bóng, mờ và màu sắc có phần trầm, dịu nhẹ hơn.
- Giấy bristol: giống như giấy couche những chất liệu giấy này có định lượng lớn (ở mức 230 – 350gsm) nên dày dặn và cứng cáp hơn nhiều. Thường in ấn trên bề mặt bóng mịn của chất liệu giấy vì bề mặt bám mực tốt, láng mịn, cho hình ảnh đẹp mắt và màu sắc chuẩn, đẹp. Chất liệu giấy phù hợp để in poster, thiệp cưới, tờ rơi chất lượng cao, hộp xà bông, hộp đựng mỹ phẩm, hộp đựng dược phẩm…
- Giấy duplex: giấy này gần giống giấy bristol nhưng một mặt có màu sẫm hơn như giấy bồi, định lượng giấy cao, thường trên 300gsm. Chất liệu giấy này thích hợp để sản xuất các hộp giấy, thùng giấy có bồi sóng, kích thước lớn cần sự cứng cáp và chắc chắn. Chất liệu này cũng có hai loại là giấy duplex 2 mặt trắng và giấy duplex một mặt trắng và một mặt nhám.
- Giấy mỹ thuật: là loại giấy cao cấp vì bề mặt làng mịn hoặc hơi sần nhưng được tráng ánh nhũ kim, cán gân…(các hiệu ứng đặc biệt).
- Giấy ford: là loại giấy được làm từ 100% bột giấy, định lượng thấp từ 70 – 90gsm. Ngoài ra, giấy có khả năng bám mực tốt nên được sử dụng rộng rãi trong các tiệm photo. Giấy được chia ra thành 2 loại là giấy ford trắng và giấy ford vàng.
- Giấy ford trắng: có độ trắng cao, được sử dụng nhiều để in ấn tài liệu văn phòng, giấy tờ, chứng từ quan trọng hoặc in sách từ 1 – 2 màu.
- Giấy ford vàng: giấy có độ trắng thấp, có màu ngà vàng và thường được sử dụng để in sách giáo khoa, sách văn học…
- Giấy decal: gồm có một mặt để in ấn và một mặt phủ keo, không ăn mực. Giấy được cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực, hình ảnh in trên đó, thường được ứng dụng để tạo ra các mẫu tem, nhãn dán trên sản phẩm. Một số loại decal gồm có: decal giấy, decal nhựa, decal 7 màu, decal mỹ thuật…
Đơn vị sản xuất bao bì giấy chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị sản xuất bao bì giấy (túi giấy, thùng carton) hay in ấn tờ rơi, name card…thì bạn có thể tham khảo Hopinoffset. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt là các khách khu vực miền Bắc. Không những vậy, khi đặt sản xuất, mua hàng tại đây bạn sẽ nhận được trải nghiệm sau:
- Chất liệu giấy dồi dào, có nhiều loại khác nhau từ giấy kraft, giấy carton…đến giấy duplex, giấy ivory.
- Sử dụng công nghệ in ấn hiện đại nên cho ra các mẫu hộp đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ và có độ nhận diện cao trên thị trường.
- Hệ thống máy móc hiện đại và chạy hết công suất nên cho ra các sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng và đáp ứng được yếu tố về thời gian.
- Chất lượng và giá thành tương ứng với nhau, khi đặt mua số lượng lớn khách hàng được chiết khấu cao và mua với giá cực hấp dẫn.
- Đơn vị hỗ trợ thiết kế (logo, thương hiệu, hình ảnh) và tư vấn miễn phí nên khách hàng thoải mái trao đổi thông tin, không lo mất phí.
- Sau khi sản xuất xong, hàng hóa được đóng gói cẩn thận và giao tận tay khách hàng trong thời gian ngắn, đơn vị hỗ trợ giao hàng hỏa tốc (khách hàng cần trả thêm phí).
- Ngoài túi giấy, hộp giấy, khách có thể tham khảo nhiều sản phẩm đóng gói hàng ship cod, kinh doanh online như băng dính đóng hàng, xốp nổ, xốp foam, mang pe…
Tổng kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm câu trả lời “Giấy làm từ gì” và bật mí các loại giấy phổ biến hiện nay. Có thể thấy, giấy là một sản phẩm thông dụng trong đời sống của chúng ta và thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng. Hopinoffset hy vọng bạn bỏ túi được nhiều kiến thức bổ ích và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!