Tổng hợp 22+ phong tục ngày Tết đậm đà bản sắc Việt

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành

Qua bao thăng trầm của lịch sử, những nét văn hóa truyền thống trong ngày Tết của người Việt vẫn được giữ gìn và kế thừa qua các thế hệ. Hãy cùng nhau điểm lại những phong tục ngày Tết đã in sâu trong tâm hồn của người dân Việt Nam trong nội dung dưới đây.

Phong tục ngày Tết – lễ cúng ông Táo

Phong tục ngày Tết cúng ông Công ông Táo vào tháng Chạp như sau:

Thời điểm cúng

Mỗi năm, khi ngày 23 tháng Chạp đến, cộng đồng người Việt Nam tận tâm chuẩn bị bữa cơm để tiến hành lễ cúng ông Táo, đưa ông về trời. Trong dịp này, mọi gia đình chú trọng việc dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để tổ chức lễ cúng ông Công, ông Táo.

Nghi lễ cúng

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hay còn gọi là ngày Táo Quân, ông Táo sẽ cưỡi cá chép biến hình thành rồng, bay về trời để báo cáo về mọi sự kiện, tốt xấu xảy ra trong năm vừa qua của gia đình. Mục tiêu là để Thiên Đình có thể xét xử công bằng, thưởng trừng phạt công minh đối với tất cả mọi người.

Trong đêm giao thừa, Táo Quân sẽ quay về giới dưới để tiếp tục trông coi bếp núc cho gia đình. Với hi vọng nhận được sự ưu ái của Thần Bếp, người dân thường tổ chức lễ cúng ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Hoặc có thể thực hiện vào trưa hay tối ngày 22 tháng Chạp, trước khi ông Táo lên trời, vì sau thời điểm này ông đã không còn nhận được lễ vật.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Phong tục ngày Tết cúng ông Công ông Táo thường vào tháng Chạp ngày 23

Mâm cỗ cúng ông Táo thường bao gồm 3 bộ mã: 2 bộ dành cho Táo Ông và 1 bộ cho Táo Bà. Người dân thường mua 3 con cá chép để thả vào chậu nước, đặt gần mâm cỗ. Sau khi lễ cúng kết thúc, họ thường thả cá chép xuống sông, biểu tượng cho việc “cá chép hóa rồng” giúp ông Táo trở về trời một cách trang trọng.

Dọn dẹp nhà cửa và trang trí rực rỡ đón Tết

Những ngày trước Tết, truyền thống của người Việt là tập trung vào việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Trong khoảng thời gian này, từ bàn ghế, cửa ngõ cho đến các vật dụng trong gia đình đều được lau chùi sạch sẽ.

Bên cạnh đó, các loại đồ cũ sẽ được thay thế bằng những vật dụng mới, tinh tế hơn. Các vật dụng như hộp mứt, bộ bình ly uống nước sẽ được sắp xếp hợp lý để tạo nên không khí ấm cúng, chuẩn bị đón chào Tết.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Vào những ngày cuối năm, mọi gia đình đều dọn dẹp, trang trí ngày Tết rực rỡ, tăng giá trị thẩm mỹ cao

Các loại cây như mai, đào sẽ được tuốt lá để kịp thời nở hoa. Đồng thời, người ta cũng treo đèn nháy đủ màu sắc lên chậu mai, tạo ra một không gian trang trí lấp lánh, sôi động.

Như vậy, phong tục dọn dẹp nhà cửa cuối năm của người Việt thể hiện mong muốn cho “năm mới luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngập tràn may mắn”.

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tết là những món ngon không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống. Mỗi khi xuân về, mọi người hăng hái bắt tay vào việc gói bánh sẵn sàng đón Tết. Trong các ngày cuối năm, gia đình sum họp để cùng nhau gói bánh, đồng thời chia sẻ về công việc, học tập cũng như hỏi thăm nhau những điều đã trải qua trong năm qua. Bánh chưng, bánh tết không chỉ là thức ăn ngon mà còn kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và làng xóm.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Phong tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh tét thể hiện nét đẹp văn hóa và không thể thiếu trong dịp cuối năm

Đi chợ sắm đồ Tết

Một phong tục ngày Tết không thể thiếu là việc đi chợ để mua sắm đồ dùng, vật phẩm. Vào những ngày trước lễ, người dân háo hức đến chợ để mua quần áo Tết, giày dép, trái cây cùng các vật dụng trang trí nhà cửa. Chợ Tết trở nên đặc sắc với sắc hoa, trái cây tươi tắn pha chút sự ồn ào của người mua bán tạo không khí phần khích trước thềm năm mới.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Trước thềm năm mới nhà nhà rộn ràng đi chợ sắm đồ trang trí và thực phẩm phục vụ ngày Tết

Bày mâm ngũ quả

Mỗi khi xuân về, trên bàn thờ gia tiên của mọi gia đình Việt luôn có sự hiện diện của nhiều loại hoa quả. Với người Việt, bày mâm ngũ quả mang đến ý nghĩa sâu sắc. Đây là biểu tượng của lòng biết ơn, tình cảm hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong dịp Tết truyền thống. Cách bày trí mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa các vùng Bắc, Trung, Nam.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Mâm ngũ quả được bày trí bắt mắt để dâng lên bàn thờ

Thông thường, các gia đình Việt mua trái cây vào những ngày gần Tết và sắp xếp chúng sao cho phù hợp phong tục của địa phương mình. Sau đó, mâm ngũ quả được dâng lên thờ gia tiên với ước nguyện về sự hòa hợp, đầy đủ và may mắn trong năm mới.

Mua hoa Tết

Ngoài việc dọn dẹp, mua sắm đồ, người Việt cũng thường thực hiện phong tục chơi hoa dịp Tết. Hoa thường bao gồm các loại hoa cúng đặt trên bàn thờ gia tiên, trang trí bàn uống nước và tổng thể ngôi nhà. Thông thường, người ta chọn mua hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa vạn thọ, hoa cúc,… để vừa làm đẹp không gian vừa mang lại may mắn, niềm vui cho gia đình trong suốt những ngày Tết và cả năm.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Hoa đào Tết
tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Hoa mai ngày Tết
tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Hoa thủy tiên ngày Tết

Chọn hộp quà biếu Tết

Ngoài những công việc nêu trên, việc chọn lựa hộp quà Tết cho gia đình, cha mẹ, ông bà, bạn bè, đồng nghiệp cũng trở nên quan trọng. Mỗi món quà chứa đựng nhiều tâm tư, tình cảm, ý nghĩa khác nhau. Đối với người tặng, điều đó thể hiện tấm lòng, sự biết ơn trong suốt một năm với những người thân yêu, cấp trên. Còn người nhận, đó là niềm hạnh phúc đầu năm cũng như mang đến nhiều phúc lộc, sự may mắn trong năm mới.

Với những bạn yêu thích sự cầu kỳ, sự khác biệt so với những giỏ quà tặng được bày bán trên thị trường có thể lên ý tưởng sáng tạo và đặt sản xuất, in hộp quà ý nghĩa. Qua đó tạo điểm nhấn khác biệt, đồng thời người nhận cũng cảm nhận được tấm lòng chân thành từ người tặng.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Quà biếu Tết cũng là một phong tục ý nghĩa để dành tặng những người thân yêu

Theo đó, trước ngày Tết tầm khoảng 1 – 2 tháng, các bạn có thể chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ in hộp theo yêu cầu, uy tín. Nếu bạn chưa có được sự lựa chọn ưng ý thì Hopinoffset là một gợi ý tốt cho bạn.

Đây là một trong những đơn vị có tên tuổi hàng đầu trên thị trường hộp carton. Đặc biệt, trong mảng sản xuất hộp quà Tết luôn nhận được sự tin tưởng ủng hộ từ khách hàng và nhận về những phản hồi tích cực.

Tại đơn vị luôn có đội ngũ chăm sóc khách hàng giàu chuyên môn, tận tâm với nghề. Do đó, khi có nhu cầu, các bạn có thể liên hệ bất cứ lúc nào để được hỗ trợ tư vấn và đặt in hộp với mức giá tốt, tiết kiệm chi phí.

Dựng cây nêu

Cây nêu thực chất là một cây tre có chiều cao khoảng 6 mét được dựng lên vào khoảng ngày 23 tháng Chạp đến mồng 7 Tết âm lịch sẽ hạ xuống. Với người Việt, khi thực hiện điều này giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ nhằm bảo vệ gia đình khỏi sự quậy phá trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Dựng cây nêu có ý nghĩa xua đuổi tà ma và hy vọng một mùa màng bội thu

Hành động này cũng là biểu tượng cho hy vọng của nhân dân về một năm mới tràn đầy mưa thuận gió hòa cùng niềm tin vào một mùa màng bội thu.

Làm mứt Tết

Mứt là một trong những phong tục ngày Tết được yêu thích, đặc biệt là đối với phụ nữ nội trợ. Thay vì chuẩn bị các bữa cơm thông thường trong suốt năm, Tết là dịp để các chị em thể hiện khả năng làm mứt dừa, mứt me, mứt vỏ bưởi,…

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Mứt Tết cũng là món ăn vặt để chiêu đãi các vị khách đến chơi nhà

Mứt ngày xưa thường đơn giản hơn so với ngày nay, với mứt dừa truyền thống được đựng trong những hộp màu đỏ đơn sơ. Mứt không chỉ là thức ăn ngon mà còn gắn liền với những ký ức ngọt ngào của tuổi thơ.

Hiện nay, có nhiều loại mứt đa dạng, sáng tạo hơn và được đựng trong những hộp có hình dáng, màu sắc đa dạng. Dù là thời điểm nào, mứt Tết vẫn là món ăn ngon được mong đợi trong ngày Tết truyền thống.

Cúng tất niên cuối năm

Người Việt thường có phong tục cúng tất niên cuối năm trong những ngày giáp Tết. Gia đình cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ đầy ắp để dâng lên bàn thờ gia tiên với khói hương nghi ngút. Trong dịp này, các gia đình thường chuẩn bị hai mâm cỗ đặt trên bàn thờ gia tiên và một mâm còn lại để đặt trước sân nhà.

tập quán ngày Tết, đoàn tụ bên gia đình, cúng ông Công, ông Táo, gói bánh chưng, bánh tét, chơi hoa dịp Tết, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa
Cúng tất niên với hi vọng gặp nhiều may mắn trong năm tới

Đây là một phong tục ý nghĩa để kết thúc một năm đã qua. Không chỉ trong gia đình, các doanh nghiệp cũng tổ chức tiệc tất niên tổng kết lại một năm làm việc sôi nổi và cầu chúc may mắn cho năm mới sắp đến.

Lễ rước vong linh

Vào chiều ngày 30 Tết, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ, trái cây, thức ăn để cúng ông bà, tổ tiên. Đây là một phong tục để rước ông bà về ăn Tết với con cháu. Gia trưởng của gia đình sẽ thắp hương, cúng vái trên bàn thờ. Các thành viên khác cũng thường chắp tay thỉnh vong linh của ông bà về để cùng gia đình đoàn tụ trong không khí ấm áp dịp đầu Xuân năm mới.

Đón giao thừa

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được biết đến với tên gọi “giao thừa”. Đêm 30 Tết, mọi người hối hả chuẩn bị mọi thứ để chào đón một năm mới trọn vẹn. Đồng lòng đếm ngược thời khắc thiêng liêng, mọi ánh đèn rực rỡ và tiếng bắn pháo hoa khắp nơi của đất nước tạo không khí tưng bừng, rộn ràng.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Lễ đón giao thừa luôn là phong tục được mọi gia đình hân hoan chào đón

Xuất hành đầu năm

Phong tục ngày Tết xuất hành đầu năm mới thường diễn ra vào sáng mùng 1. Điều này bao gồm việc bước chân ra khỏi nhà vào thời điểm cụ thể có thể được xác định dựa trên giờ và hướng phù hợp. Phong tục này thường được thực hiện sau đêm giao thừa, khi mọi người mong muốn một năm mới đầy may mắn, an bình mỗi khi bắt đầu một hành trình mới.

Xông đất

Tục xông nhà diễn ra sau đêm giao thừa, thường là vào mồng 1. Người đầu tiên đặt chân đến nhà được coi là người xông đất đầu năm. Quan niệm phong tục này cho rằng, nếu người xông đất hợp tuổi với gia chủ, năm mới sẽ làm ăn phát đạt.

Do đó, mọi gia đình đều cẩn trọng trong việc chọn người xông nhà, thường ưu tiên những người cùng tuổi với gia chủ để chúc Tết đầu tiên vào ngày mùng 1.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Xông đất – Phong tục ngày Tết đặc sắc luôn được truyền đạt qua nhiều thế hệ

Hái lộc đầu xuân

Tương tự như phong tục xông đất, hái lộc đầu xuân thường diễn ra vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mồng 1. Người ta thường hái một cành cây non trên đường đi xuất hành hoặc khi đi lễ chùa đầu năm để thắp hương. Hành động này thể hiện mong muốn gia đình sẽ có một năm mới thịnh vượng và rinh nhiều tài lộc.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Tục hái lộc cũng được người dân lưu giữ và thực hiện trong đêm giao thừa

Viếng thăm mộ tổ tiên

Sáng mùng 1, các gia đình thường tụ tập con cháu lại để thăm mộ ông bà, tổ tiên. Quan niệm của người Việt là việc thăm mộ tổ tiên đầu năm vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, mọi người mới chủ động chúc Tết ông bà, anh chị em và láng giềng. Hành động này là sự thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng thời luôn tôn trọng đến tổ tiên trong những dịp lễ quan trọng.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Phong tục thăm viếng mộ tổ tiên trong ngày mùng 1 vô cùng ý nghĩa

Lì xì mừng tuổi

Lì xì mừng tuổi là một trong những tập quán ngày Tết không thể thiếu trong dịp đầu năm. Trong những ngày lễ này, người lớn trong gia đình chuẩn bị những phong bì lì xì màu đỏ để trao tặng cho con cháu.

Khi con cháu đã trưởng thành và có công việc, họ thường mừng tuổi ông bà, cha mẹ bằng cách trao phong bì lì xì. Số tiền trong lì xì không quan trọng bằng tấm lòng cũng như ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc đầu năm.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Lì xì mừng tuổi trẻ nhỏ, người cao tuổi cũng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán

Nếu bạn ưa thích sự phá cách và tạo điểm nhấn riêng cho chiếc lì xì cũng như thể hiện tấm lòng chân thành đến người nhận, hãy thử tham khảo các dịch vụ in ấn uy tín trên thị trường.

Và hiện nay, một trong những dịch vụ được khách hàng tin tưởng, lựa chọn hàng đầu hiện nay có thể kể đến Hopinoffset. Đơn vị có đội ngũ nhân viên lành nghề luôn tư vấn mẫu lì xì ấn tượng và kiến tạo ra những thành phẩm đáp ứng mọi tiêu chí người dùng đưa ra.

Chúc Tết

Chúc Tết không chỉ là một phong tục ngày Tết mà còn là nét đẹp truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Sau đêm giao thừa, mọi thành viên trong gia đình tụ tập để cùng nhau chúc nhau bằng những câu chúc Tết ý nghĩa. Trong suốt ba ngày Tết, mọi người tiếp tục chúc Tết ông bà, người thân, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Mọi người thường dành những lời chúc tốt đẹp đến nhau nhân dịp đầu Xuân năm mới

Ông bà thường quy định mồng 1 chúc Tết cha, mùng 2 chúc Tết mẹ, mồng 3 Tết chúc Tết thầy. Như vậy, gia đình thường di chuyển giữa hai bên nội ngoại để bảo đảm ý nghĩa truyền thống của những ngày lễ. Ngày mùng 3, học trò thường tụ tập để thăm thầy cô và cùng ôn lại kỷ niệm xưa.

Khai bút

Phong tục khai bút là một biểu tượng văn hóa được giữ lại bởi người Việt. Theo quan niệm dân gian, những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì cả năm luôn gặp những điều thuận lợi. Vì vậy, người buôn bán, học trò cùng nhiều ngành nghề khác thường thực hiện lễ khai bút để nhận chữ may mắn đầu năm. Học trò khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán thường mở cửa hàng để mời hên vào năm mới.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Khai bút đầu Xuân

Kiêng quét rác

Trong dịp Tết cổ truyền, người Việt rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ đầu năm, với hi vọng và mong muốn cả năm tràn đầy may mắn. Một trong những quan niệm dân gian là không nên quét rác trong 3 ngày Tết, vì có khả năng đó sẽ làm mất đi lộc đầu năm. Nếu phải quét thì nên để rác ở góc nhà và không đổ đi.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Tục kiêng quét rác luôn được các gia đình Việt áp dụng

Mâm cỗ ngày tết

Việc sum vầy cùng nhau bên mâm cỗ dịp Tết là một truyền thống không thể thiếu. Các món ăn luôn được chuẩn bị long trọng, đầy đủ các món ăn có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, ấm no cho cả gia đình. Mâm cỗ này có thể chia thành nhiều dịp khác nhau như lễ tất niên, cúng giao thừa, gia tiên, mâm cỗ mồng 1, mồng 2, mồng 3.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Mẫm cỗ ngày Tết với những món ăn truyền thống đầy ấn tượng và hấp dẫn

Màu sắc của Tết

Màu sắc cũng là biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết Nguyên Đán. Theo quan điểm truyền thống, màu đỏ có ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng, phú quý. Sắc đỏ hiện hữu khắp nơi trong không khí Tết, từ trái dưa hấu, câu đối đỏ, bao lì xì, hạt dưa cho đến tấm lịch. Người dân cũng thường lựa chọn trang phục váy áo hoặc áo dài đỏ để khoác lên mình trong ngày đầu năm với niềm hi vọng chào đón một năm mới với bao điều tốt lành.

viếng thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên, đón giao thừa, hái lộc, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm, xuất hành
Trang phục sắc đỏ luôn là sự lựa chọn tối ưu của người dân trong dịp lễ

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã tích luỹ thêm kiến thức hữu ích về các phong tục ngày Tết tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy bài viết có ý nghĩa, hãy cùng chia sẻ và theo dõi Hopinoffset để cập nhật ngay những thông báo mới về các bài viết sắp tới! Đặc biệt, khi có nhu cầu in hộp quà tặng, in bao lì xì, liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tận tình cũng như nhận mức giá tốt nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng