Cán màng là gì? Kỹ thuật cán màng đem lại lợi ích gì?

Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ

Trong công nghệ in ấn, khái niệm in cán màng có lẽ đã không còn quá xa lạ. Đây là kỹ thuật in được sử dụng để gia tăng tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo độ bền chắc của sản phẩm. Kỹ thuật cán màng ngày càng trở nên thông dụng trong in ấn tuy nhiên với những khách hàng không thường xuyên in ấn chắc hẳn sẽ thắc mắc: Cán màng là gì? Có những kỹ thuật cán màng nào. Những thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây.

Cán màng là gì? 

Cán màng là gì? Có những loại cán màng nào? Cán màng là kỹ thuật dùng trong in ấn, nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm khỏi tình trạng bụi bẩn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Kỹ thuật in này được sử dụng rộng rãi trong đời sống với đa dạng các sản phẩm như sách báo, namecard, catalogue,…

Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ
Thế nào là cán màng?

Cán màng là kỹ thuật cán một lớp polyme mỏng, trong và phẳng áp sát lên bề mặt sản phẩm in ấn. Việc cán màng giúp cho bề mực in không bị ố, bị phai màu, ẩm ướt, nấm mốc, màu chữ in rõ nét, bề mặt in ấn có độ mịn, trơn láng, không bọt khí, không bị nhăn như những cách ép thông thường. Nhờ cán màng sẽ giúp làm tăng độ bền, tính hiện đại và tính thẩm cao cho ấn phẩm của bạn.

Cán màng mang lại những công dụng gì đối với sản phẩm trong in ấn?

Cán mà là một phương pháp ưu việt mang lại rất nhiều giá trị cho người sử dụng. Dưới đây là một vài tác dụng mà kỹ thuật các màng đem lại:

  • Giúp ra tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tạo vẻ ngoài sang trọng hơn, lịch sự hơn cho sản phẩm đặc biệt là với các sản phẩm in ấn để tặng cho người khác.
  • Ra tăng độ bền màu, khả năng chống thấm nước, ẩm mốc cho sản phẩm, giúp tuổi thọ của sản phẩm.
  • Giúp sản phẩm tránh khỏi bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh sản phẩm mà không ảnh hưởng đến lớp giấy bên trong.
  • Tăng khả chống xước cho bề mặt sản phẩm trong thời gian sử dụng cũng không lo sản phẩm bị trầy xước gây mất thẩm mỹ.
  • Tăng độ dày cho sản phẩm in ấn
Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ
Công dụng của kỹ thuật cán màng

Phân loại các kỹ thuật cán màng phổ biến hiện nay

Nhằm giúp cho sản phẩm in ấn trở nên đẹp mắt và bền bỉ hơn, người ta thường ưu tiên sử dụng phương pháp gia công cán màng mờ và cán màng bóng nhờ tĩnh tiện lợi và chi phí rẻ.

Cán màng bóng là gì?

  • Kỹ thuật cán màng bóng sử dụng một lớp màng có độ bóng bẩy, trơn láng và bắt sáng tốt. Tạo nên tính thẩm mỹ cao và cái nhìn trực quan vô cùng bắt mắt cho sản phẩm của bạn. Lớp màng bóng này được làm hạt nhựa PP, sau khi được cán sẽ rất mỏng và phẳng, đảm bảo giữ nguyên được hình dáng cũng như màu sắc ban đầu của sản phẩm.

Ưu điểm:

Sản phẩm sử dụng phương pháp cán màng bóng sẽ có độ sáng bóng, láng mịn và bắt sáng tốt, giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đồng thời, kỹ thuật in cán bóng sẽ giúp cho ấn phẩm tăng khả năng chống xước, chống thấm nước, chống bụi bẩn và bằng phẳng chứ không nhăn như các kỹ thuật ép thông thường khác.

Nhược điểm: 

  • Khi sử dụng kỹ thuật các màng bóng, sau một thời gian sử dụng các vết trầy xước hoặc vết lõm sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn do khả năng phản chiếu của lớp màng bóng, người xem sẽ dễ dàng nhìn thấy những khuyết điểm.
  • Sự sinh động quá mức của màu sắc được nhìn qua lớp màng phủ có thể làm giảm đi sự tinh tế của những hình ảnh bên trong, đặc biệt là những hình ảnh về nội thất, kiến trúc và mỹ thuật.

Ứng dụng: 

Kỹ thuật cán màng bóng thường được sử dụng để in decal dán, in tờ rơi, tem nhãn, in brochure, catalogue, card visit,…

Chi phí gia công:

Do cán màng bóng có độ bền cao và có nhiều công dụng đối với thành phẩm nên giá cả sẽ cao hơn so với phương pháp gia công cán màng bóng.

Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ
Cán màng bóng là gì?

Cán màng mờ là gì?

  • Cán mờ là kĩ thuật phủ một lớp màng polymer mỏng lên bề mặt ấn phẩm, giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Màng mờ là loại màng khi cán lên giấy có độ mịn trong suốt nhưng không bắt sáng và phản chiếu ánh sáng tạo ra vẻ đẹp trang trọng, phù hợp với hộp giấy. Hình ảnh in lên vỏ hộp sau khi cán màng mờ vẫn giữ được nét đẹp, màu sắc hơi sẫm hơn so với thực tế nhưng vẫn chân thực.

Ưu điểm: 

  • Gia tăng tính thẩm mỹ, sang trọng và độ bền cho sản phẩm in ấn, đảm bảo sản phẩm không bị trầy xước sau thời gian sử dụng.
  • Giúp sản phẩm tăng tuổi thọ và đẹp mắt hơn, nhờ không phản chiếu ánh sáng nên không nhìn thấy được các vết xước. 
  • Bên cạnh đó cán mờ còn giúp giữ nguyên được độ sắc nét hình ảnh đã in ấn trên đó, tránh được hiện tượng ố vàng hoặc bay màu.

Nhược điểm: 

  • Với một số thiết kế không quá nổi bật, màng mờ có thể làm cho màu sắc của ấn phẩm bị tối, hình ảnh sậm màu hơn so với thiết kế ban đầu.
  • Dù các vết trầy xước khó thấy hơn so với kỹ thuật cán bóng nhưng khi bạn cán mờ sản phẩm của bạn dễ bị bám bẩn.

Ứng dụng:

Phù hợp với lĩnh vực yêu cầu sự chuyên nghiệp, sang trọng như kinh doanh, nhà hàng, khách sạn: name card, danh thiếp, túi giấy,…

Chi phí:

Có độ sắc nét và độ bền không cao, tuy nhiên hạn chế được tình trạng lóe sáng và có giá thành rẻ hơn cán màng bóng.

Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ
Cán màng mờ là gì?

Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp cán màng

Cán màng đem lại rất nhiều công dụng cho sản phẩm. Tuy nhiên để kỹ thuật gia công này đạt hiệu quả tối đa, khi thực hiện cán màng lên sản phẩm, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Trước khi gia công khách hàng cần lựa chọn phương pháp cán màng phù hợp để đảm bảo màu sắc thương hiệu. Cán mờ và cán bóng đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định mà chúng tôi đã kể bên trên. Để đảm bảo tính nhận diện thương hiệu và chất lượng sản phẩm sau khi in ấn, khách hàng hãy trao đổi và thống nhất với đơn vị gia công để tránh sự thay đổi về màu sắc sau khi in ấn.
  • Khách hàng cần cân nhắc xem nên cán một mặt hay cán hai mặt: Với các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ thì phương pháp cán một mặt sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp tuy nhiên chúng lại có một số nhược điểm như: mặt còn lại sẽ dễ bị ẩm mốc, vàng ố, dính vết bẩn sau thời gian sử dụng,…
Cán màng là gì, cán màng bóng là gì, cán mờ là gì, cán màng bóng, cán màng mờ
Những lưu ý khi gia công cán màng
  • Lựa chọn định lượng giấy trước khi cán màng: Cán màng sẽ thường phù hợp với các loại giấy dày có định lượng từ 170 gsm trở nên. Nếu sử dụng giấy quá mỏng thì thành phẩm ra lò sẽ bị nhăn gây mất thẩm mỹ.
  • Lựa chọn đơn vị gia công cán màng uy tín: để sản phẩm sau cán màng vừa đẹp, vừa bền thì phần kỹ thuật sử dụng khi cán màng cần được hết sức chú trọng. Nếu bạn thực hiện cán màng tại những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm của bạn sẽ dễ bị nhòe màu, nhăn nhúm, lớp cán không đồng đều,…

Hopinoffset.com – địa chỉ in ấn phẩm thực hiện kỹ thuật cán màng chuyên nghiệp theo yêu cầu

Hiện nay có rất nhiều đơn vị in ấn, gia công cán màng trực tiếp trên thị trường để người dùng dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên nếu lựa chọn một cơ sở gia công không uy tín sẽ có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm rất lớn.

Hopinoffset.com là một địa chỉ in ấn, gia công cán màng mà bạn không nên bỏ qua. Công ty chúng tôi luôn được khách hàng đánh giá cao bởi:

  • Chất lượng in ấn: Chúng tôi luôn cập nhật mẫu mã mới trên thị trường, không ngừng tìm kiếm các nguyên vật liệu để tạo ra những ấn phẩm chất lượng.
  • Dịch vụ giao hàng tận nơi: Chúng tôi hỗ trợ giao hàng nội thành, ngoại thành nhanh chóng, tận nơi theo như yêu cầu của khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và hạn chế đi lại.
  • Chiết khấu cao cho khách hàng mới: Công ty chúng tôi luôn có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng mới và khách hàng trung thành.

Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp cho người đọc hiểu được cán màng là gì và những lợi ích mà nó mang lại. Nếu bạn đang có nhu cầu in ấn gia công cán màng, hãy liên hệ với hopinoffset.com để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng