Ngày nay, thuật ngữ gia công sau in vẫn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu kỹ thuật này. Nếu bạn muốn tìm hiểu từ A đến Z về “Gia công sau in là gì” thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này!
Gia công sau in là gì?
Trước khi tìm hiểu “Gia công sau in là gì?” chúng ta hãy điểm qua thị trường sản xuất và in ấn bao bì trên thị trường hiện nay nhé!
Với ngành sản xuất bao bì đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc gia công sau in cũng vô cùng phát triển để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, các đơn vị hay doanh nghiệp.
Hoạt động gia công sau in
Gia công sau in là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Công đoạn này giúp sản phẩm có màu sắc chuẩn nhất, hình ảnh sắc nét và các chữ viết rõ ràng theo như bản mẫu đã thiết kế cũng chính là mong muốn của đơn vị đặt hàng.
Do đó, nó được đánh giá là yếu tố lớn, quan trọng nhất nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm, đến việc đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng và đánh giá của họ về hình thức, bao bì sản phẩm.
Các kỹ thuật gia công sau in phổ biến hiện nay
Hiện tại, các thiết bị gia công sau in vô cùng tân tiến và hiện đại nên các kỹ thuật rất để gia công cũng rất đa dạng và nhiều lựa chọn cho khách hàng. Dưới đây là một vài kỹ thuật để bạn tham khảo:
Kỹ thuật cán màng: hay còn gọi là phủ màng. Bước gia công này chính là cán lớp màng nhựa PE, PP lên trên bề mặt tờ in. Công đoạn này giúp tăng tính bền màu, chống ẩm và chống trầy xước cho sản phẩm. Cán màng hiện nay có hai phương pháp là cán bóng và cán mờ.
Kỹ thuật cán màng
- Cán bóng: là sử dụng nhựa polymer trong, bóng đã được cán nhiệt để dán lên sản phẩm in ấn. Khách hàng có thể yêu cầu in một mặt hoặc hai mặt tùy theo nhu cầu. Ưu điểm của cán bóng là sản phẩm sẽ sáng và trở nên cứng cáp hơn.
- Cán mờ: là phủ lớp màng nhựa lên mặt sản phẩm, giúp tăng độ bền cũng như tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Ưu điểm của cán mờ là tăng độ trầm và làm sáng sản phẩm.
Kỹ thuật tráng phủ: là tráng lên một lớp hóa chất (thường là vecni) để tạo độ bóng và bảo vệ bề phẩm sản phẩm in ấn khỏi bị xước. Các loại tráng phủ phổ biến hiện nay là phủ lắc và phủ UV.
- Phủ lắc: là sử dụng mực lắc trong thông qua máy in offset thông thường.
- Phủ UV: dùng vecni để thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc sử dụng phương pháp kéo lụa. Nhờ vecni mà tạo được nhiều hiệu ứng có tác dụng tuyệt vời như nổi, bóng, bề mặt cát… Có hai kiểu phủ UV là phủ toàn phần và phủ những chi tiết hay những phần cần thiết.
Kỹ thuật cắt xén thành phẩm: đảm bảo chính xác bản in là công đoạn quan trọng. Vậy nên, người phụ trách phải đảm bảo sản phẩm đúng kích thước hoặc tách rời nhiều sản trên một tờ in. Ngoài ra, phải chừa một khoản để cắt xén sản phẩm tránh những đáng tiếc xảy ra. Máy xén giấy là thiết bị cần thiết cho công đoạn này.
Kỹ thuật ép kim và ép nhũ: là khâu mà người thợ sử dụng khuôn bằng kim loại có hình ảnh, chữ để trang trí bề mặt sản phẩm bằng phương pháp dán ép. Phương pháp này thường sử dụng để in thiệp cưới, thiệp sinh nhật, name card (danh thiếp công việc)…
Kỹ thuật ép kim và ép nhũ
Đóng ghim: công đoạn phổ biến trong việc in ấn. Bấm hai bà ghim giữa các cuốn sách, brochure… để cố định bản in và đóng thành quyển.
Đục lỗ: các sản phẩm thường xuyên sử dụng phương pháp này là thẻ treo quần áo,túi giấy… nhằm tạo sự độc đáo và khác biệt.
Dập chìm và dập nổi: chính là phương pháp tạo hình ảnh và chữ viết nổi hoặc chìm nhờ hệ thống khuôn âm dương. Công đoạn này thường dùng để in hộp giấy, name card cao cấp…
Dập chìm và dập nổi
Gấp và dán thành phẩm: đây là công đoạn không thể thiếu khi hoàn thành hộp carton, tờ gấp hay ấn phẩm báo chí… Với những giấy dày cần tạo vạch gấp trước khi gấp thủ công bằng tay. Với các loại sách báo hoặc tạp chí in số lượng lớn thì thường sử dụng máy gấp và dán để tiết kiệm chi phí nhân công cũng như thời gian hoàn thiện sản phẩm.
Kỹ thuật lăn vân thành phẩm: được sử dụng phổ biến cho thiệp mừng, bìa sách… Máy lăn vân gồm hai bộ phận chính là hai trục kim loại và một trục có tạo vân để ép lên sản phẩm và tạo những hoa văn như mong muốn.
Kỹ thuật cắt bế gân, bế răng cưa: các sản phẩm sau khi qua máy cấn gân sẽ tạo những đường gân trên bề mặt. Trong in ấn, khách thường chọn cán màng rồi cán gân để mực rõ ràng, sắc nét. Và bế răng cưa được ứng dụng nhiều trong việc tạo các loại vé, voucher…
Địa chỉ gia công sau in uy tín, giá rẻ cho bạn
Với nhu cầu đóng gói hàng hóa tăng cao để phục vụ nhu cầu kinh doanh online thì việc tìm được địa chỉ gia công sau in uy tín, giá rẻ cho bạn không hề dễ dàng. Nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn website Hopinoffset.com.
Vì sao nên lựa chọn Hopinoffset?
Hopinoffset – Địa chỉ gia công uy tín, giá rẻ
- Hơn 9 năm trong nghề chuyên sản xuất và gia công sau in nên có nhiều kinh nghiệm.
- Có đa dạng các sản phẩm từ: hộp carton truyền thống, hộp carton gia công sau in
- Nguồn nguyên liệu dồi dào nên bạn không cần lo thiếu hàng.
- Có dịch vụ gia công sau in với kỹ thuật hiện đại kết hợp máy móc tân tiến cho ra các hộp carton chất lượng, bắt mắt.
- Giấy in chất lượng, màu sắc và hình ảnh rõ ràng, sắc nét đem đến sự hài lòng cho đối tác và khách hàng sử dụng.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng luôn nhiệt huyết và tận tâm với nghề.
- Chuyên cung cấp với số lượng lớn và mạng lưới đối tác rộng khắp trên cả nước nên giá thành cạnh tranh.
- Vận chuyển nhanh chóng: các đơn nội thành sẽ nhận hàng trong vòng 24h. Các đơn ngoại thành sẽ lâu hơn, phụ thuộc vào vị trí địa lý (2-3 ngày) sẽ nhận được sản phẩm.
Nếu có câu hỏi, thắc mắc hay muốn tư vấn về các bao bì gia công sau in thì đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc chat trực tiếp với Hopinofffset nhé!
Sau bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Gia công sau in là gì”, biết được các kỹ gia công phổ biến hiện nay và note được địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi!