In offset đang là công nghệ được ưu tiên hàng hàng đầu trong lĩnh vực in ấn. Vậy “mực in offset là loại mực gì”, các loại mực in offset hiện nay hay những lưu ý khi dùng cũng các băn khoăn khác sẽ được giải đáp trong bài viết này!
In offset là gì?
Nếu bạn đang tò mò, muốn biết “Mực in offset là loại mực gì?” thì đừng vội. Trước tiên, bạn cần hiểu và biết được về công nghệ in offset. In offset là việc sử dụng một lực để ép các tấm offset (các tấm cao su chuyên dùng cho in ấn) lên trên giấy. Trước đó, những tấm cao su chuyên dụng này đã được ép các hình ảnh dính mực lên. Với kỹ thuật này, chắc chắn giấy không bị thấm nước theo mực in khi in thạch bản và đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất.
In offset là gì
Ưu điểm của công nghệ này
- Hình ảnh rõ nét, chất lượng; màu sắc đúng chuẩn, không bị lem hay mờ trong quá trình in ấn.
- Công nghệ in offset có thể sử dụng trên nhiều chất liệu khác nhau, thậm chí là bề mặt phẳng hay sần sùi.
- Việc chế tạo bản in dễ dàng hơn nhiều.
- Tuổi thọ bản in kéo dài hơn.
Nhược điểm của công nghệ này
- Thời gian chuẩn bị khá lâu vì cần phải làm khuôn in.
- Bản thiết kế cần được kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ. Vì in offset thường in số lượng lớn và đồng nhất nhưng nếu bị hỏng hoặc có sai sót thì tốn nhiều chi phí và chậm thời gian hoàn thành.
- Nếu bạn in ít thì nên chọn in kỹ thuật số để tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.
Mực in offset là loại mực gì?
Mực in offset là loại mực gì
Mực in offset chính là chất lỏng có chứa các hạt pigment được trộn đều với những chất liệu liên kết khác (còn được gọi là chất dẫn). Những hạt pigment giúp tạo ra màu phù hợp cũng như quyết định loại mực in là trong hay đục.
Bên trong mực chắc chắn là chất liên kết . Thông thường, chúng sẽ ở dạng đặc với độ nhớt đao động từ . Ngoài ra, với độ ẩm cao và bên khi tiếp xúc với nước nên tạo ra sự kết dính những hạt pigment với nhau. Vậy nên công nghệ này không tạo ra hiện tượng nhũ tương (không hòa tan với nhau).
Các loại mực in offset hiện nay
Hiện nay, mực in offset trở nên đa dạng với mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mực in có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm của kỹ thuật viên vì loại mực này không có công thức cố định.
Các thành phần bên trong tác động rất lớn tới màu sắc khi in, có thể kể đến như: độ bền nhiệt, độ trong suốt, độ bền sáng, độ bền trong các môi trường khác nhau (chẳng hạn môi trường hóa chất hay phải tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa).
Mực in offset cũng không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nước trong quá trình in để tạo độ ẩm nhất định. Dù vậy, các kỹ thuật viên cần tránh để mực lẫn nhiều nước. Điều này sẽ tạo màng dơ và khiến mực mỏng manh hơn, thậm chí mất nét, không rõ ràng. Vậy nên nếu muốn mực in offset ra đều đẹp và kỹ thuật in đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần tuyển những người thợ có kinh nghiệm.
Một số dạng mực được dùng nhiều hiện nay gồm:
- Mực in Offset dạng bột
- Mực in Offset dạng đặc
- Mực in Offset gốc dầu
- Mực in UV Offset
- Mực in nhũ Offset
Nếu muốn mực khô nhanh, các nhà xưởng sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau. Đó là sử dụng các loại mực có chứa dầu làm khô, nhựa thông và có thành phần dung môi để mực in hấp thụ giấy nhanh cũng như khô nhanh để gửi sản phẩm đến tay khách hàng.
Một cách khác để làm khô nhanh là sử dụng phương pháp gia nhiệt, phương pháp làm cho các chất dung môi bay hơi nhanh hơn.
Thành phần chính của mực in offset
Thường thì mực in offset có ba thành phần chính, cơ bản là pích măng, chất tạo màng và các chất phụ gia khác.
Pích măng: lượng pích măng dùng sẽ được xác định dựa theo độ bền của mực in. Ngoài ra, các pích măng dùng để sản xuất phải đạt điều kiện là không tan trong dung môi để mực in bền màu, khó phai khi in ấn. Gồm có hai loại là pích măng màu và pích măng độn.
- Pích măng màu:thường bền màu trong các môi trường và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
- Pích măng độn: có tác dụng tăng độ sáng của tông màu, thay đổi độ nhớt, ít bị bám bụi và giá thành sau in ấn cũng rẻ hơn, hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.
Chất tạo màng: hay còn gọi là chất liên kết. Chất liên kết này trong in offset vô cùng quan trọng thì có thể thấm ướt tốt cũng như kỵ nước. Thành phần chính của nó là một hộ hợp gồm dầu và nhựa.
Nhờ có chất này mà sản phẩm in có thêm màng bảo vệ. Không những thế, khi sử dụng sản phẩm in, lớp pích măng bám vào bề mặt chắc chắn hơn.
Các chất phụ gia khác: các chất phụ gia là thành phần quan trọng để tạo nên những điểm nổi trội, riêng biệt của mỗi loại mực in Offset khi in lên bề mặt giấy. Các chất phụ gia phổ biến hiện nay gồm có chất làm khô, chất tăng độ bóng, chất chống dính.
- Chất làm khô: giúp quá trình khô của mực in offset diễn ra nhanh hơn.
- Chất tăng độ bóng: thường dùng vecni để tăng độ bóng của màng.
- Chất chống dính: để hạn chế mặt sau của tờ in bị dính bẩn.
Cách pha mực in offset
Cách pha mực in offset
Theo lý thuyết, khi pha hai màu bù nhau sẽ cho màu đen nhưng thực tế sẽ là máu xám. Pha màu là kỹ thuật đánh giá bằng mắt nhưng để những người mới vào nghề nâng cao khả năng khả năng pha mực (pha màu) thì có thể dựa trên một số quy tắc tổng quát sau:
- Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen hơn khi hai màu này cách xa nhau. Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ: nếu pha hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu. Trong khi đó, pha màu đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.
- Khi cần làm tối màu, ta không thể pha thêm màu đen. Tuy nhiên, các nhân viên phụ trách mảng này phải cẩn thận vì chỉ cần một lượng mực đến rất ít là màu đã tối đi rất nhiều. Trái lại, khi cần làm sáng màu thì bạn chỉ pha nhạt mực đậm.
- Muốn có màu đậm và có chiều sâu, thì hãy pha các màu đậm với nhau. Khi pha các màu nhạt với nhau sẽ ra màu sáng, trong hơn.
- Khi pha hai màu với một lượng bằng nhau chưa chắc nó đã ra màu nằm giữa hai màu đó, mà nào đậm hpn thì sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.
Ví dụ: pha một ít màu lam vào màu vàng sẽ cho ra màu lục, một chút đỏ cho màu vàng cũng sẽ ra màu lục.
Lưu ý: Khi pha mực nên cho mực đậm vào mực nhạt tranh cho mực và mực đậm đã đổ ra từ trước đó.
- Mực trắng ảnh hưởng rất lớn đến các được pha. Nếu pha mực trắng trong thì màu sẽ mang sắc thái sáng trong pha mực trắng đục sẽ cho ra màu để phủ.
- Ban đầu, mực in nên tuân thủ từ độ trong, độ khô, độ bền ánh sáng, sự đậm đặc… (tiêu chuẩn kỹ thuật) vì khi pha các tính chất kỹ thuật sẽ bị giảm đi.
Các lưu ý khi sử dụng mực in offset
Lưu ý khi dùng mực in offset
Hệ màu sắc khi in offset: hệ màu cho công nghệ in này chính là hệ màu CMYK – bốn màu cơ bản là xanh lơ, hồng sẫm, vàng và đen. Tất cả các màu sẽ được pha từ hệ bốn màu này. Vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ cách pha trộn để có những màu sắc theo ý muốn.
Lượng nước cần dùng: cần hạn chế hơn để tránh tình trạng nhũ tương hóa quá mức ở mực UV có thể xảy ra.
Thứ tự in chồng các màu: đây là một khâu quan trọng, cần chú ý tới thứ tự chồng màu để tạo ra bản in theo đúng mẫu. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nét mực cũng như màu sắc sắc thực ở trên sản phẩm cần in nên cần chú ý tới việc chồng màu sao cho hợp lý.
Tiêu chuẩn đánh giá: là tờ in phải giống bản thiết kế về màu sắ, đều màu và màu không bị nhem nhuốc, dính lem nhem.
Số lượng in: chắc chắn nhiều người sẽ băn khoăn không biết chọn phương pháp in kỹ thuật số hay sử dụng mực in offset. Thực tế, hai kỹ thuật này có chất lượng giống nhau.
- Nếu bạn cần in ít thì nên chọn in kỹ thuật số thay vì tốn thời gian, chi phí cho việc làm khuôn mẫu (nếu sử dụng phương pháp in offset).
- Nhưng nếu cần in số lượng lớn thì bạn hãy chọn phương pháp in offset để giá thành sản phẩm rẻ hơn.
Nếu bạn muốn đưa tên tuổi, thương hiệu đơn vị, doanh nghiệp của mình tới gần hơn khách hàng thì đừng có thể đặt mua hộp in offset tại website Hopinoffset.com. Thiết kế và in mẫu miễn phí, giao hàng nhanh chóng. Ngoài ra, các sản phẩm được cung cấp toàn quốc với số lượng bạn yêu cầu.
Với những thông tin chi tiết này, hy vọng bạn đã hiểu “Mực in offset là gì”, cẩn thận với cách pha mực in offset. Nếu có băn khoăn, hay cần được tư vấn thì bạn đừng ngại bình luận ngay bên dưới!