Những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm bạn nên biết

các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì bạn không thể bỏ qua tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm mà Bộ Y tế ban hành. Vậy những tiêu chuẩn ấy là gì? Nếu không tuân thủ thì sẽ xử phạt ra sao? Tất cả các thông tin quan trọng sẽ được trình bày trong bài viết này.

Vì sao cần biết tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm?

Bạn cần biết những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm vì hai lý do chính sau đây:

  • Thứ nhất là để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng: bao bì là sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với đồ ăn, thức uống. Trong quá trình vận chuyển, lưu trữ cũng như sử dụng có thể phát sinh những phản ứng độc hại, nhiễm vào thực phẩm do có sự thay đổi nhiệt độ, môi trường hoặc quá trình bảo quản chưa đúng cách. Từ đó, nếu người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm này sẽ khiến cho họ bị ngộ độc thực phẩm, các vấn đề khác về tiêu hóa…
  • Thứ hai là Quy định bắt buộc của Nhà nước: để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, hóa chất khi sử dụng bao bì thực phẩm nên Bộ Y tế đã quy định về việc kiểm nghiệm bao bì trước khi công bố chất lượng sản phẩm với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh.

tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩm, các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, nguyên tắc tiêu chuẩn gmp bao bì dược phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm

Bao bì sản phẩm

Các quy chuẩn về bao bì thực phẩm bạn cần biết

Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên nhu cầu sử dụng và tiêu dùng các thực phẩm sạch vô cùng lớn. Để các thực phẩm sử dụng được lâu dài, tươi ngon thì không thể thiếu các loại bao bì đóng gói thực phẩm. Do đó, Nhà nước và Bộ Y tế cũng đã ban hành những tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm.

Cá bao bì đựng thực phẩm cần đạt ba tiêu chuẩn sau (căn cứ điều 18 luật ATTP số 55/2010/QH1):

Nguyên liệu sản xuất bao bì phải đạt chuẩn và an toàn

Bao bì bắt buộc phải được sản xuất từ nguyên liệu an toàn, đảm bảo, hàm lượng các chất trong khoảng cho phép, không chứa các chất độc hại hoặc gây ra mùi lạ khi đựng thực phẩm trong đó. Ngoài ra, phải đảm bảo chất lượng của thực phẩm trong thời gian bảo quản để có thể tiếp tục sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Bao bì được coi là chất lượng nếu thành phần và hàm lượng tạo ra nó cũng như các thiết bị, dụng cụ sản xuất nên bao bì tuân thủ đúng quy định mà Bộ Y tế đề ra.

Ngoài ra, với các bao bì chứa hình ảnh, chữ viết cần tuân theo hai điều sau:

  • Không được in ấn ở mặt trong của bao bì (trừ trường hợp cơ quan chức năng đã kiểm tra và cho phép sử dụng loại mực in này).
  • Các loại mực và màu in trên bao bì cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng, không gây mùi và ô nhiễm cho thực phẩm.

tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩm, các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, nguyên tắc tiêu chuẩn gmp bao bì dược phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm

Các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm

Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật và ATTP

Mỗi loại bao bì sẽ có quy chuẩn khác nhau về kỹ thuật. Dưới đây là những quy chuẩn kỹ thuật thông dụng nhất cho bạn tham khảo:

  • QCVN 12-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. 
  • QCVN 12-3:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho bao bì, dụng cụ làm bằng nhựa tổng hợp tại thông tư số 34/2011/TT-BYT cho bạn tham khảo. Đặc biệt sẽ hữu dụng với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại bao bì thực phẩm.

Thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng của sản phẩm

Trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và tiếp cận người tiêu dùng thì các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh bao bì thực phẩm còn cần tiến hành thủ tục tự công bố chất lượng bao bì.

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 nằm ở Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả sau khi kiểm định, kiểm tra sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm và có sự chỉ định, công nhận từ nhà nước về việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩm, các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, nguyên tắc tiêu chuẩn gmp bao bì dược phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm

Tiến hành thủ tục tự công bố chất lượng bao bì

Sau khi hoàn thành các loại hồ sơ hãy gửi đến cơ quan quản lý của nhà nước có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Khi đã hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp sẽ được cấp phép sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm đó. Bên cạnh đó, họ cũng cần chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn của sản phẩm.

Lưu ý:

Các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp chuyên dùng bao bì để đựng thực phẩm cần chọn những nơi uy tín và quá trình mua bán cần lưu giữ giấy tờ quan trọng gồm: hóa đơn mua bán, bản tự công bố chất lượng sản phẩm và phiếu đã kiểm nghiệm loại sản phẩm đó. Có như vậy thì việc kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều.

Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm sẽ xảy ra vấn đề gì?

Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm chắc chắn các cá nhân, đơn vị hay doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với các mức độ khác nhau theo quy định của Nhà nước và các quy định về bao bì thực phẩm. Dưới đây là mức phạt cho bạn tham khảo:

Căn cứ theo Điều 8, Nghị định 115/2018/NĐ-CP sẽ có các mức xử phạt sau:

  • Các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu: bắt buộc tiêu hủy, tái chế.
  • Các cơ sở vi phạm: đình chỉ hoạt động từ 1 – 3 tháng
  • Với hành vi sử dụng bao bì tiếp xúc thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật như Bộ Y Tế quy định: phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Với hành vi sử dụng bao bì tiếp xúc thực phẩm chứa chất độc, có nguy cơ nhiễm vào thực phẩm: phạt từ 20 – 30 triệu đồng

Chú ý: mức phạt trên chỉ áp dụng với các cá nhân vi phạm và trường hợp các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm thì mức phạt sẽ nặng gấp đôi thậm chí là hơn.

Trên đây là tất cả những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩmHopinoffset muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng mỗi cá nhân, đơn vị hay các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức, trách nhiệm khi sản xuất cũng như cung cấp một lượng lớn bao bì ra ngoài thị trường. Có như vậy sức khỏe của mỗi người dân Việt Nam được đảm bảo và đất nước ngày càng phát triển.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị khác nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng